Khu đô thị mới Hinode Royal Park nói riêng và các khu đô thị lớn phía Tây Hà Nội nói chung được hưởng lợi từ đầu tư hạ tầng tương lai, đáp ứng nguồn cung nhà ở vô cùng chất lượng cho người dân Thủ đô.
Vài nét về hạ tầng đô thị phía Tây Hà Nội
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với định hướng phát triển khu vực phía Tây Hà Nội thành trung tâm hành chính mới đã tạo ra cú hích cho sự phát triển của khu vực này.
Chỉ trong vài năm, những cung đường nghìn tỷ như vành đai 3, đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, đường Phạm Văn Đồng, đường Trần Hữu Dực, đường Trần Phú, tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh… đã ra đời và trở thành mạch dẫn đưa người dân sinh sống tại các quận thuộc khu vực phía Tây kết nối dễ dàng đến khu lõi thủ đô, đồng thời gia tăng liên kết vùng cho toàn khu vực.
Theo chủ trương phát triển trong các năm tới, khu Tây Hà Nội vẫn sẽ trở thành điểm nóng trên thị trường khi các tuyến đường hạ tầng tỷ đô mới kết nối toàn bộ khu vực với trung tâm thành phố và các tỉnh thành xung quanh như Vành đai 3,5 và Vành đai 4 đang được thúc đẩy xây dựng. Trong đó, dự án đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô Hà Nội được khởi động từ đầu tháng 7/2022 là dự án hạ tầng “khủng” với tổng vốn đầu tư 95.000 tỷ đồng, tương đương gần 4 tỷ USD. Tuyến đường đi trực tiếp xuyên qua sẽ có chiều dài 112,8km, trong đó đoạn qua TP Hà Nội 58,2km, phần lớn đi qua khu vực quận Hà Đông - trung tâm kinh tế - tài chính của phía Tây thủ đô.
Sự hình thành của 4 tuyến đường vành đai 3.5, vành đai 4, trục đường Hồ Tây - Ba Vì và đường Tây Thăng Long hứa hẹn là sự bùng nổ cho hạ tầng đô thị phía Tây Hà Nội, giúp kết nối giao thông cực kì thuận lợi và kéo một lượng lớn dân cư đông đúc trong nội thị chuyển dịch ra các khu đô thị mới.
Hiện tại, khu vực Hoài Đức - Đan Phượng đang tập trung rất nhiều khu đô thị mới cao cấp:
- Hoài Đức: khu đô thị Hinode Royal Park Kim Chung - Di Trạch, khu đô thị Lideco, khu đô thị West Point Nam 32 (khu vực Quốc lộ 32), các khu đô thị Bắc, Nam An Khánh, khu đô thị Vườn Cam, khu đô thị An Lạc Symphony... (khu vực đường vành đai 3.5 đoạn qua An Khánh).
* Xem bài chi tiết về khu đô thị Hinode Royal Park
- Đan Phượng: khu đô thị Tân Tây Đô (xã Tân Lập), các khu đô thị Vinhomes Wonder Park (đang triển khai hạ tầng), khu sinh thái The Phoenix (xã Tân Hội, giáp đường vành đai 4 trong tương lai).
* Xem bài chi tiết về khu sinh thái The Phoenix Đan Phượng
Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện Hoài Đức (dự kiến) là các tuyến số 3 (Sơn Tây - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 5 (Hồ Tây - Hòa Lạc), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), tuyến số 8 (Sơn Đồng - Dương Xá), trong đó tuyến số 5 hiện đang được đầu tư xây dựng.
Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện Đan Phượng (dự kiến) là các tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long). Tuyến tàu điện một ray (monorail) Liên Hà - Tân Lập - An Khánh (huyện Đan Phượng và Hoài Đức).
Gia tăng khả năng kết nối giao thông còn là đòn bẩy đưa thị trường bất động sản khu Tây khởi sắc. Ghi nhận từ số liệu của các đơn vị nghiên cứu thị trường như CBRE hay Colliers đều cho thấy, trong vài năm gần đây, khu vực phía Tây Hà Nội liên tục chiếm vị thế so với khu vực phía Đông và Đông Bắc.
Vài nét về lịch sử:
Hoài Đức:
Hoài Đức có lịch sử rất lâu đời từ năm 622 đời nhà Đường, do phủ Tống Bình (tên gọi của Hà Nội thời Bắc thuộc) tách thành 2 huyện Giao Chỉ và Hoài Đức.
Thời Lý-Trần, phần đất huyện Hoài Đức hiện nay thuộc thuộc châu Từ Liêm và huyện Từ Liêm, phủ Đông Đô, lộ Đông Đô. Thời Lê, phần đất huyện Hoài Đức hiện nay thuộc huyện Đan Phượng và huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây.
Đến thời Nguyễn, Phủ Hoài Đức là phần đất thuộc các huyện Đan Phượng và Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Phần thuộc huyện Đan Phượng gồm các xã: Dương Liễu, Cát Quế (Quế Dương), Yên Sở... thuộc tổng Dương Liễu; Lai Xá (Lai Xá, Kim Chung),...thuộc tổng Kim Thia; Sơn Đồng thuộc tổng Sơn Đồng; Đắc Sở, Lại Yên... thuộc tổng Đắc Sở;...Phần thuộc huyện Từ Liêm gồm các xã: Vân Canh,... thuộc tổng Hương Canh; La Phù, An Khánh, An Thượng, Đông La, Vân Côn... thuộc tổng Yên Lũng.
Thủ phủ của Hoài Đức là thị trấn Trạm Trôi (thường gọi tắt là "Trôi"), "vựa lúa" hay "kho gạo" của Hà Nội nhờ nghề làm gạo lâu đời. Toàn huyện Hoài Đức có 52 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 12 làng nghề đã được cấp bằng công nhận. Các làng nghề thuộc nhóm chế biến lương thực, thực phẩm và nông sản chiếm nhiều nhất tập trung ở tất cả các thôn thuộc các xã Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai, La Phù và nhiều thôn ở các xã Đức Giang, Yên Sở, An Thượng...
Đan Phượng:
Huyện Đan Phượng (tiếng Hán: Phượng Hoàng Đỏ) được đặt từ thời Trần, trước đây là xứ Đoài. Thủ phủ: Thị trấn Phùng.
Năm 1888, sau khi vua Đồng Khánh cắt Hà Nội cho Pháp. Huyện Đan Phựợng được nhập về phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Sau cách mạng tháng Tám (1945), cấp phủ bị bãi bỏ, nên từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 3 năm 1947 sáp nhập một số xã, tổng thuộc huyện Từ Liêm thành huyện Đan Phượng thuộc tỉnh Hà Đông.
Từ ngày 12 tháng 3 năm 1947 đến tháng 5 năm 1948, huyện Đan Phượng được gộp vào liên quận huyện IV - Hoài Đức và Đan Phượng (theo công văn số: 038/KCT, ngày 13 tháng 3 năm 1947), UBK- Khu XI của Bộ chỉ huy Chiến khu XI). Tháng 5 năm 1947, Trung ương quyết định tách ba tỉnh Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây ra khỏi Khu II, thành lập Khu XI.
Ngày 21 tháng 4 năm 1965, huyện Đan Phượng thuộc quyền quản lý của tỉnh mới Hà Tây. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây được giải thể, huyện Đan Phượng thuộc thành phố Hà Nội theo Nghị quyết 15-NQ/QH ngày 29 tháng 5 năm 2008.
Thị trấn Phùng của huyện có lịch sử văn hóa lâu đời, là cái nôi của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian, đặc sản ẩm thực vùng miền...
* Như vậy, điểm qua vài nét về lịch sử khu vực Hoài Đức - Đan Phượng, có thể thấy đây là vùng có bề dày lịch sử truyền thống, dân cư hiện hữu từ lâu đời, có văn hóa và bản sắc rất riêng. Thủ phủ của 2 huyện có vị trí gần như tiếp giáp nhau, trong tương lai, khu vực này chắc chắn sẽ là trung tâm kinh tế - tài chính, văn hóa có tốc độ phát triển rất nhanh của thành phố.
Trong tương lai, cư dân phía Tây di chuyển lên trung tâm thành phố chỉ khoảng 15 - 20 phút
Hoài Đức - Đan Phượng sẽ là "Miền Viễn Tây" của Hà Nội
Có thể liên tưởng đến một miền tây trù phú và phát triển mạnh mẽ của Hà Nội.
Trước khi sáp nhập vào Hà Nội, các khu vực phía Tây thuộc tỉnh Hà Tây cũ, với thủ phủ là quận Hà Đông ngày nay. Dân cư tập trung chủ yếu tại Hà Đông, còn lại phân bố khá thưa, đất hoang rất nhiều. Mua bán, trao đổi hàng hóa, thương mại còn chậm bởi cơ sở hạ tầng chưa phát triển, phương tiện giao thông còn thô sơ. Người trong nội thành di chuyển về những khu vực như Yên Nghĩa, Hoài Đức, Đan Phượng sẽ thấy khoảng cách rất xa và tiêu tốn nhiều thời gian.
Ngày nay, với tốc độ phát triển chóng mặt, đô thị hóa và các phong trào "nông thôn mới" của các huyện ngoại thành, người dân có thu nhập tốt hơn, đời sống được cải thiện rõ rệt. Sự mở rộng, nâng cấp các tuyến đường hiện hữu, mở mới các tuyến đường vành đai đã xóa nhòa moi khoảng cách di chuyển của "Hà Nội mới". Phương tiện giao thông cá nhân tăng lên đáng kể, đặc biệt là ô tô đã phổ biến trên đường phố Hà Nội giúp mọi người di chuyển dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Nói một chút xa xôi, miền Tây nước Mỹ trong quá khứ là khu vực nông nghiệp, chăn thả gia súc, người dân sống khá phóng khoáng, bay bổng và không cần biết đến ngày mai, thì nay đã trở thành những trung tâm kinh tế - tài chính, dịch vụ giải trí lớn bậc nhất tại Mỹ, thậm chí có sức hút hơn hẳn khu vực miền Đông. Có thể kể đến những siêu đô thị như Los Angeles, San Francisco, Las Vegas... Không ngoa khi nói rằng miền Tây nước Mỹ đang được "ưa chuộng" hơn hẳn so với các thủ phủ miền Đông truyền thống.
Xu hướng lựa chọn nơi ở trong cuộc sống hiện đại: sở hữu nhà ở tại các khu đô thị có nhiều cây xanh, tiện ích vượt trội, giáo dục, sức khỏe, trung tâm thương mại, mua sắm, giải trí "all in one".
Mọi phép so sánh đều có sự chênh lệch nhất định. Tuy nhiên, nếu nhìn về thực trạng của Hà Nội hiện nay, chúng ta sẽ thấy dân cư trong 4 quận nội thành quá đông đúc, hạ tầng giao thông gần như quá tải, ùn tắc thường xuyên, văn phòng rất nhiều nhưng chỗ đỗ xe ô tô lại hạn chế... Trong khi điều kiện sống của người dân nhờ chính sách của Nhà nước đã được cải thiện lên rất nhiều đòi hỏi một không gian sống rộng rãi hơn với đầy đủ tiện ích phục vụ mọi nhu cầu.
Những khu đô thị cao cấp khu vực phía Tây Hà Nội đã và đang tiếp tục mở rộng, đi vào hoạt động, thu hút một lượng lớn người dân về định cư tại đây. Có thể kể đến các khu đô thị The Garden Mỹ Đình, Vinhomes Green Bay, Vinhomes Gardenia, Vinhomes Smart City, Vinhomes Thăng Long, khu đô thị Dương Nội - Nam Cường, khu đô thị Sunny Garden City Quốc Oai...
Huyện Hoài Đức với quỹ đất rộng, đang trong quá trình chuẩn bị phát triển lên quận Hoài Đức có những bước chuyển mình rõ rệt trong những năm gần đây. Những khu đô thị Splendora Bắc An Khánh, Sudico Nam An Khánh, Hinode Royal Park Kim Chung, khu đô thị Vườn Cam,... hứa hẹn sẽ là những không gian sống hiện đại, đẳng cấp và an lành cho những chủ nhân tương lai của "Miền Viễn Tây" Thủ đô.