(TN&MT) - UBND TP. Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng phản hồi về nội dung thông tin liên quan đến thông tư 02/TT-BXD 2016 và 06/TT-BXD/2019 về điều khoản cưỡng chế quỹ bảo trì nhà chung cư.
Theo các thông tư 02 và thông tư 06/TT- BXD/2019 về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, trường hợp chủ đầu tư chây ì, cố tình không bàn giao kinh phí bảo trì nhà chung cư thì ban quản trị các tòa nhà có quyền yêu cầu UBND cấp tỉnh cưỡng chế, buộc chủ đầu tư phải bàn giao cho ban quản trị tòa nhà theo quy định.
Vấn đề quỹ bảo trì là một trong những tranh chấp dai dẳng tại nhiều dự án ở Hà Nội.
>> Xem các căn biệt thự đang bán tại địa chỉ: Bán biệt thự sinh thái Đan Phượng
Tuy nhiên, trong văn bản mới đây gửi Bộ Xây dựng, UBND TP Hà Nội cho rằng trường hợp chủ đầu tư chây ì không bàn giao, chậm bàn giao, bàn giao không đầy đủ quỹ bảo trì chung cư cho Ban quản trị tòa nhà là hành vi chiếm hữu tài sản của người khác và tranh chấp xảy ra trong trường hợp này là tranh chấp tài sản thuộc quyền giải quyết của tòa án.
Vì vậy, việc quy định cơ quan hành chính ban hành quyết định cưỡng chế quỹ bảo trì chung cư theo quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư là không phù hợp vì cơ quan hành chính không có quyền tổ chức, cưỡng chế tài sản khi tài sản ấy không thuộc sở hữu nhà nước. Đồng thời, việc tiến hành cưỡng chế có thể làm phát sinh quy trình khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành chính phức tạp.
TP. Hà Nội đề nghị Bộ Xây dựng thống nhất với Bộ Tư pháp về quan điểm xây dựng quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư và các nội dung quy chế theo hướng tôn trọng các nguyên tắc dân sự, hạn chế đặt ra các quy định sử dụng quan hệ điều hành - chấp hành để giải quyết quan hệ pháp luật dân sự.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, 2 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM hiện có 458 vụ tranh chấp, khiếu nại liên quan đến công tác quản lý vận hành. Hà Nội có 39/919 tòa có tranh chấp, chiếm tỷ lệ 4,2%. TPHCM có 15/867 tòa có tranh chấp, chiếm tỷ lệ 1,7%.
80% quỹ bảo trì chung cư đang ở đâu?