Xem đường đi đến dự án tại địa chỉ : Địa chỉ và Đường đến The Phoenix Garden
Trong những tháng cuối năm, theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, bất động sản du lịch ven biển và căn hộ vẫn là phân khúc hấp dẫn với các nhà đầu tư.
Dự kiến, phân khúc này sẽ tăng tiếp tục tăng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trong thời gian này các nhà đầu tư cũng sẽ tập trung mạnh về các tỉnh ven biển để đầu tư vào phân khúc bất động sản du lịch, các khu đô thị phức hợp đô thị biển.
Đồng quan điểm, ông Trần Quốc Dưỡng, chuyên gia nghiên cứu thị trường (Hiệp hội BĐS Việt Nam) cho biết, thị trường sẽ đón nhận những tín hiệu tích cực trong quý cuối cùng của năm 2019.
“Mặc dù khó có thể tăng trưởng đột biến, song trong quý 4, thị trường BĐS sẽ có sự tăng trưởng tích cực hơn so với quý 3, đây là thời điểm người dân đã “gom” được tài chính và tâm lý mua nhà để đón Tết Nguyên đán. Bước sang năm 2020, thị trường BĐS cả nước sẽ khởi sắc hơn, trong đó phân khúc BĐS nghỉ dưỡng và BĐS công nghiệp sẽ đón nhận những luồng vốn đầu tư mới từ nước ngoài”, ông Dưỡng nêu nhận định.
Tại Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 2020 - 2030: Suy thoái hay hưng thịnh?” cho Nhịp cầu đầu tư tổ chức mới đây tại TPHCM, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết Việt Nam có 100 triệu dân là thị trường mà các nhà đầu tư có nhiều cơ hội tiếp cận. Nhưng điểm nghẽn của Việt Nam là hạ tầng, nhân lực, lương tăng mạnh; đặc biệt là vấn đề tiên liệu nhất quán chính sách, cách hành văn của các quan chức địa phương để hiểu là không dễ dàng.
Cũng theo TS Thành, thời gian tới với sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực kết cấu hạ tầng và bất động sản gồm bất động sản nhà ở, văn phòng, du lịch, bán lẻ, khu công nghiệp, đô thị thông minh...sẽ có cơ hội phát triển.
Còn ông Michael Paul Piro, Giám đốc điều hành Indochina Capital, cho rằng tiềm năng phát triển bất động sản trong những năm tới sẽ tập trung vào phân khúc thị trường nghỉ dưỡng, nhà ở cao cấp, thị trường công nghiệp và hậu cần. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế ổn định, GDP không ngừng tăng trưởng cũng với dòng vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản lớn là những yếu tố giúp thị trường bất động sản phát triển trong thời gian qua.
Cũng theo ông Piro, thị trường nhà ở tại Việt Nam đã phát triển nhanh trong những năm qua. Tuy nhiên, vẫn ở mức thấp và cạnh tranh so với các thị trường trong khu vực. Theo số liệu ông Michael Paul Piro đưa ra, HongKong hiện là khu vực có mức giá căn hộ đắt đỏ nhất với 45.500 USD/m2, kế đến là Singapore với 25.600 USD/m2, Tokyo (Nhật Bản) là 15.800 USD/m2 và Băng Kok (Thái Lan) là 4.500 USD.
Trong khi đó, tại TPHCM và Hà Nội có mức giá lần lượt là 3.800 USD/m2 và 3.200 USD/m2, vẫn thấp hơn mức giá 4.500 USD/2 tại thị trường Bangkok. Với mức giá cạnh tranh, thị trường nhà ở Việt Nam có sức hút đối với nhà đầu tư ngoại hơn các thị trường cùng khu vực.
Một vấn đề quan trọng được ông Piro đưa ra cho thấy năm 2015, Việt Nam cho phép người nước ngoài sở hữu 30% số căn hộ của một dự án thì ngay lập tức, mức trần này được lấp đầy, chủ yếu là các khách hàng đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc và HongKong.
"Điều này đồng nghĩa, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. Vấn đề là chọn đúng dự án, đúng địa điểm và thiết kế giá tốt. Giá rẻ nhưng lợi suất đầu tư nhà ở tại Việt Nam rất cao, tối thiếu 6.5-7%", ông Michael Paul Piro nhấn mạnh.
Chi tiết vị trí dự án tại địa chỉ: Vị trí The Matrix One
Ông Michael Paul Piro cho biết thêm sự phát triển của ngành du lịch trong thời gian qua không những góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển mà còn góp phần kích cầu phân khúc BĐS nghỉ dưỡng. Đây chính là cơ hội cho phân khúc thị trường BĐS nghỉ dưỡng phát triển trong tương lai.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2018, Việt Nam đón khoảng 15,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 80 triệu lượt khách nội địa. Trong 10 tháng của năm 2019, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt gần 14,5 triệu lượt, tăng 13% so với cùng kỳ 2018.
Với sự tăng trưởng mạnh của ngành du lịch, trong những năm trở lại đây, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cũng phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu lưu trú cho du khách, đặc biệt là tại các vùng có lợi thế về du lịch biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu... Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nguồn cung khách sạn có thương hiệu còn rất hạn chế. Do đó, đây chính là điểm sáng cho các nhà đầu tư.
Còn theo nhà phân tích thị trường bất động sản Savills, sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch kéo theo nhu cầu lưu trú lớn khiến cho một số địa phương có bờ biển đẹp như Đà Nẵng, Nha Trang trở thành địa điểm hấp dẫn đối với các nhà phát triển và nhà đầu tư về sản phẩm bất động sản du lịch, đặc biệt là condotel. Nổi bật trong số các địa phương này là Khánh Hòa, tính đến tháng 6-2019 có 13.000 căn condotel đã được chào bán trên thị trường.
Các khu vực phát triển nghỉ dưỡng không nên chỉ đơn giản là du lịch đơn thuần mà còn cần phát triển nhiều loại hình khác như du lịch sân golf, du lịch mua sắm, du lịch tâm linh, bất động sản hưu trí… Nếu biết cách khai thác và điều chỉnh các quy định cho phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế thì các địa phương có tiềm năng du lịch hoàn toàn có thể phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Một phân khúc khác được dự báo sẽ bùng nổ, đó là BĐS công nghiệp hiện đang là phân khúc hấp dẫn nhất trong năm 2019 và dự báo có nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai. Phân khúc thị trường này đang tạo dựng niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng trong mắt nhà đầu tư quốc tế. Với mức tăng trưởng mạnh của các phân khúc, lĩnh vực kinh doanh BĐS những năm gần đây luôn đứng thứ 2 trong 19 lĩnh vực thu hút FDI trong cả nước.
Tính đến cuối năm 2018, cả nước có 326 khu công nghiệp và khu kinh tế có tổng diện tích hơn 95.600 ha đất. Giới chuyên gia đánh giá, việc định hướng xây dựng nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu và việc thành lập các khu kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, tạo dựng môi trường thu hút vốn FDI… sẽ khiến cho phân khúc này tiếp tục hấp dẫn trong tương lai.
Theo đó, Việt Nam hấp dẫn các nhà sản xuất công nghiệp vì nguồn lao động trẻ dồi dào và chi phí còn thấp. Chẳng hạn so với Indonesia thì chi phí lao động ở quốc gia "vạn đảo" này thấp hơn Việt Nam, nhưng chi phí đất đai thì lại cao hơn. Do đó, đầu tư ở Việt Nam vẫn thuận lợi hơn.
"Việc hai nhà sản xuất giầy dép hàng đầu thế giới, gồm Nike và Adidas chọn Việt Nam làm cơ sở sản xuất với sản lượng lớn hơn gấp đôi ở Trung Quốc cũng phần nào cho thấy lợi thế của Việt Nam hiện nay", ông Piro nói.
Bên cạnh 2 lĩnh vực hấp dẫn nhà đầu tư ngoại là căn hộ cao cấp và sản xuất công nghiệp, đầu tư nước ngoài "chảy" vào Việt Nam tăng trưởng cao còn nhờ doanh số bán lẻ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng logistic hiện đại, ước tính tăng trung bình 20% mỗi năm trong 5 năm gần đây.
Theo một số báo cáo gần đây, tại Việt Nam có 335 ha đất được dành riêng cho hoạt động sản xuất công nghiệp vào năm 1996. Con số này đến năm 2018 đã đạt hơn 80.000 ha. Điều này khẳng định 20 năm qua, Việt Nam đã từng bước trở thành một trong những điểm sáng về lĩnh vực công nghiệp của Đông Nam Á. Do đó, Việt Nam hiện đang có sự tăng trưởng về số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam.
Trong đó, các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến ba hình thức để thâm nhập thị trường. Hình thức đầu tiên là thu mua đất trực tiếp từ các công ty điều hành khu công nghiệp. Đây là phương thức truyền thống để mua được tài sản công nghiệp ở Việt Nam khi các nhà điều hành khu công nghiệp cho nhiều khách thuê lại đất trong chu kỳ thuê.
Hình thức thứ hai là việc thành lập mối quan hệ liên doanh chiến lược với các đối tác uy tín của địa phương, doanh nghiệp có quyền sử dụng quỹ địa ốc và hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình hoàn tất thủ tục, giấy phép kinh doanh.
Hình thức thứ ba về thâm nhập thị trường, cũng là một hình thức điển hình nổi lên trong thời gian gần đây là việc thu hồi đất trực tiếp hoặc là bán và cho thuê lại các bất động sản công nghiệp. Hoạt động này đang đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhà đầu tư.
Xem thêm tại địa chỉ: Biệt thự The Phoenix Garden Đan Phượng