Năm 2016, Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt đã hoàn thành một thương vụ chuyển nhượng thành công với giá trị lên đến 30 triệu USD (tương đương 700 tỷ đồng). Sau đó, Mai Huy Tân - nhà sáng lập xúc xích Đức Việt đã dùng "những đồng tiền lao động sau một cuộc đời cần mẫn" đầu tư vào dự án Cocobay.
TS. Toán học Mai Huy Tân, sinh năm 1949 là nhà sáng lập thương hiệu xúc xích Đức Việt từ năm 2000, sau hơn 30 năm làm công chức nhà nước. Ông cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Đức Việt trong 16 năm, trước khi Daesang Corp (Hàn Quốc) mua lại với giá 710 tỷ đồng, tương đương 32 triệu USD cách đây 3 năm.
Xưởng xúc xích Đức Việt đầu tiên nằm trên diện tích 200 m2 với 10 công nhân sản xuất 100 kg xúc xích/ngày và đến thời điểm thương vụ M&A bắt đầu, công suất nhà máy của Đức Việt đạt trên 7.000 tấn/năm.
Năm 2000, những mẻ xúc xích nướng (Bratwurst) – một loại xúc xích nổi tiếng của vùng Thuringen của miền Trung nước Đức - đầu tiên của Đức Việt xuất xưởng, trở thành sản phẩm gợi nhớ kỷ niệm của những người đã từng học tập, lao động tại nước Đức. Từ nhóm người tiêu dùng đặc biệt này, xúc xích Việt Đức đã len lỏi được vào từng gia đình, trở thành món ngon không thể thiếu trong các dịp tụ họp.
Ông Tân tự hào, khi ấy, Đức Việt là một trong 3 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Việt Nam trong sản xuất xúc xích. Đến giờ, Đức Việt vẫn giữ vững vị thế này, với mảng xúc xích tươi chiếm khoảng gần 25%, phần còn lại thuộc về 30 doanh nghiệp khác.
Từ một doanh nghiệp tư nhân siêu nhỏ, phát triển nhanh với tổng tài sản đạt 320 tỷ đồng và doanh thu năm 2015 là hơn 600 tỷ đồng, nên "nhiều lúc tôi mệt mỏi và cảm thấy rất khó khăn", ông Tân nói. "Chính trong lúc luận bàn với nhau, chúng tôi nhận thấy, khi phát triển đến đỉnh thì nên thực hiện mua bán và sáp nhập (M&A)", ông Tân nhớ lại.
Năm 2016, Tiến sỹ Toán học Mai Huy Tân - nhà sáng lập CTCP xúc xích Đức Việt đã bán công ty này cho Tập đoàn Daesang Corp (Hàn Quốc) với giá 32 triệu USD (tương đương 720 tỷ đồng bấy giờ). Định giá mà Daesang đưa ra, theo ông Tân là phù hợp, nên ông “không tiếc nuối bất kỳ điều gì” sau thương vụ này.
Thương hiệu Đức Việt Foods đã về tay ông chủ Hàn.
Xem chi tiết dự án tại địa chỉ: Khu sinh thái Đan Phượng The Phoenix Garden
Giới phân tích cho rằng, việc thâu tóm Đức Việt là bước đi khôn ngoan của Daesang Corp trong kế hoạch đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực chế biến thịt tại Việt Nam. Cũng không có tên tuổi nào phù hợp hơn Đức Việt trong mục tiêu thâu tóm này. Bởi trên thị trường thời điểm đó, Đức Việt đang là một trong 3 tên tuổi tạo thành thế kiềng 3 chân, cùng với C.P (Thái Lan) và Vissan.
Mới đây, ông Tân chia sẻ trên truyền thông rằng cho tới nay, những buổi liên hoan tất niên theo văn hoá người Việt, cũng như những dịp quốc lễ xứ sở Kim Chi vẫn được lãnh đạo Đức Việt hiện thời và ban lãnh đạo Đức Việt ngày trước thường xuyên thực hiện. Mỗi khi nhớ mùi xúc xích, hay thèm được hòa mình vào không khí hối hả của công xưởng, ông Tân vẫn đến nhà máy và trong những dịp đó, ông luôn nói với cán bộ nhân viên rằng, "dù người Hàn hay người Việt, thì đều là doanh nghiệp kinh doanh trên đất nước mình, nên hãy hết lòng làm việc".
Sau khi bán Xúc xích Đức Việt cho đối tác Hàn Quốc, hàng trăm tỷ, đó chính là số tiền mà Tiến sĩ Mai Huy Tân đã chính thức bỏ ra để đầu tư các sản phẩm tại tổ hợp giải trí Cocobay Đà Nẵng...Vậy vì sao, ông Tân lại dồn cả số tiền cả đời tích cóp đổ vào Cocobay, phải chăng vì mức cam kết lợi nhuận vô cùng hấp dẫn 12%/năm?
"Mua vàng thì lỗ, mua thổ thì giàu". Với lượng tiền lớn có sẵn trong tay, ông Tân từng tiết lộ ông quyết định lựa chọn kênh đầu tư là bất động sản.
"Tôi suy nghĩ, mình sẽ sử dụng những đồng tiền lao động sau một cuộc đời cần mẫn như thế nào cho có hiệu quả. Và lúc này, tôi đặt ra 5 tiêu chí để sử dụng hiệu quả thành quả làm việc của mình sau ngần ấy năm", TS. Tân chia sẻ trên báo giới ngày đó.
5 tiêu chí của ông Tân đặt ra khi lựa chọn Cocobay là:
- Giữ được giá trị của nguồn vốn.
- Có được nguồn lợi nhuận hàng năm tốt hơn lãi suất mà ngân hàng mang lại.
- Không quá vất vả như khi ông khởi nghiệp kinh doanh ở tuổi 50.
- Con cháu có thể nối nghiệp.
- Giá trị đầu tư phải được gia tăng trong tương lai.
Thời điểm đó, lựa chọn Cocobay, ông Tân lựa chọn bởi tiêu chí "đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng thì lợi nhuận đem lại sẽ cao hơn hẳn phần lãi suất của ngân hàng".
Trong khi đó, lãi suất ngân gửi cao nhất thời đó các ngân hàng áp dụng là 8%/năm, còn condotel Cocobay đã áp dụng mức lợi nhuận cam kết từ chủ đầu tư tối thiểu đã là 12%/năm. Theo lời giới thiệu, đây chỉ là con số trong 8 năm cam kết. Từ năm thứ 9 trở đi, mức lợi nhuận cho nhà đầu tư sẽ đạt khoảng 15%, tức cao hơn gần gấp đôi lãi suất từ ngân hàng mang lại.
"Tôi có thể hình dung, chỉ 2-3 năm nữa, một tổ hợp du lịch giải trí sôi động, nhộn nhịp được hình thành nên. Sẽ có rất nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến Cocobay như cách họ tìm đến Las Vegas (Mỹ) để được lưu trú và vui chơi. Lợi nhuận đến từ hai nguồn này mà Cocobay mang lại cho tôi sẽ là một con số lớn - một con số mà tôi tin rằng nó khiến tôi hài lòng", ông Tân nói..
Cách đây 3 tháng, trải lòng trên truyền thông về việc được nhiều người gọi là "vị khách trăm tỷ" khi đầu tư vào tổ hợp giải trí Cocobay Đà Nẵng, TS. Tân nói: "Tôi không khoe mình là đại gia, nhưng tôi không nghèo". Đây là một trong số các dự án mà ông đang đầu tư và đặt niềm tin vào ngành công nghiệp không khói sẽ tạo động lực phát triển cho kinh tế Việt Nam.
Xem chi tiết tại địa chỉ: Biệt thự The Phoenix Garden