?? Chỉ từ 15 triệu/m2 đất biệt thự gần Trung tâm hội nghị Quốc Gia
Năm 2017 đã kết thúc lạc quan với nhiều chỉ số bất ngờ, tăng trưởng GDP ở mức 6,81% cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nhiều chỉ tiêu như lạm phát lãi suất tỷ giá, tín dụng, nợ công, bội chi ngân sách đều đạt mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, thị tường chứng khoán những ngày qua đã ghi nhận chỉ số VN-Index đã vượt mốc 1.000 điểm…Những yếu tố này đã khiến nhiều người lạc quan cho rằng kinh tế đã bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Không phủ nhận những thành tích đã đạt được, nhưng TS. Trần Đình Thiên tỏ ra trăn trở bởi một số nguyên nhân.
Thứ nhất, đó là câu chuyện chất lượng đằng sau các con số kỷ lục. Ví dụ cần bàn kỹ hơn về GDP, về tình trạng xuất nhập khẩu (cơ cấu xuất nhập khẩu, trình độ sản xuất, thu nhập của người lao động),… Bên cạnh đó là chất lượng của việc chuyển đổi cơ cấu, nền tảng của doanh nghiệp tư nhân vẫn còn yếu…
Dù vậy, ông Thiên cũng khẳng định con số GDP đã có nhiều điểm nhấn quan trọng như nỗ lực của Chính phủ đã tạo dựng niềm tin, hiệu ứng tích cực thật sự hay việc khu vực tư nhân đã tự khẳng định được vai trò.
Thứ hai, ông Thiên nhấn mạnh “mọi sự hứng khởi đều dẫn đến không kiểm soát được” và tỏ ra lo ngại về việc “bong bóng” có thể xảy đến trong năm 2018.
Với tiền đề của năm 2017, năm 2018 được dự báo rất tích cực. “Tăng trưởng ở ngưỡng 6,5 – 6,7% là hoạt toàn đạt được”, ông Thiên nói. Tuy nhiên, với 3 yếu tố gồm: FDI bùng nổ, thị trường chứng khoán đi liền với bất động sản “tươi rực” gợi cho vị chuyên gia này về việc “bong bóng” cách đây 10 năm.
“Tâm lý phấn khích khiến cho nguy cơ này có thể xảy ra”, ông Thiên nói. Nhưng ông cũng trấn an khi cho rằng Việt Nam đã có kinh nghiệm từ quá khứ. Do đó, có thể kiềm chế được các yếu tố lạm phát, đầu tư công cũng không bùng nổ dữ dội như trước đây. Bên cạnh đó, bộ máy hành chính đang được điều chỉnh trong đó, chống tham nhũng và dành sự quan tâm đáng kể cho việc tái cơ cấu.
Theo HỘI TRÍ THỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ VIỆT NAM