DANH MỤC

Phải làm cho đất “đẻ ra vàng”

Không nên cho những DN được Nhà nước giao, thuê đất, sau đó cho thuê lại vì việc này sẽ tạo bất bình đẳng giữa các DN về khả năng tiếp cận đất đai.



Việc các doanh nghiệp (DN) nhà nước hoặc các DN có nguồn gốc từ DN nhà nước được thuê đất công giá rẻ sau đó cho thuê lại đã xảy ra từ nhiều năm trước nhưng vì sao vẫn tồn tại?
Trao đổi với  chúng tôi, ông Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, giải thích:
Luật đất đai 2003 quy định rõ: đất thuê của Nhà nước, đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì không được cho thuê lại, nếu có nhà xưởng nhàn rỗi cho thuê phải được phép của cơ quan quản lý.
Còn quan điểm tôi, không nên cho những DN được Nhà nước giao, thuê đất, sau đó cho thuê lại vì việc này sẽ tạo bất bình đẳng giữa các DN về khả năng tiếp cận đất đai.
DN chỉ được cho thuê nhà xưởng khi có chức năng kinh doanh bất động sản. Đây là điều thực tế phải rút ra để có điều chỉnh pháp luật. Ít nhất tạo ra môi trường công bằng trong tiếp cận đất đai.
Tôi đã từng đề nghị phải tăng giá thuê đất hằng năm từ 1 - 1,5% giá đất theo thị trường, mức thuế hằng năm cũng tăng, nhất là đối với đất công để DN phải cân nhắc khi giữ đất nhiều
>> An Phú Zen Garden - thiên nhiên tran hòa tổ ấm

>> Sắp mở bán Aquabay Ecopark - Cộng đồng sôi động ven sông
Thực tế khi phát hiện DN vi phạm, chẳng hạn sử dụng đất sai mục đích thì cơ quan quản lý đất đai xử lý không dễ, thường gặp phải sự can thiệp từ nhiều phía?
Các DN và cá nhân những người quản lý có quan hệ cá nhân xen kẽ vào mối quan hệ quản lý. Đây là biểu hiện không tốt trong môi trường kinh doanh tại VN. Hiện nay trong quan hệ quản lý bị chi phối bởi nhiều ý kiến không chính thức (bằng miệng, bằng điện thoại...) nên cơ quan cấp dưới rất khó trong việc xử lý thu hồi đất, xử phạt, tính thuế... Cách “chữa” căn bệnh này là phải đẩy mạnh quá trình công khai, minh bạch.
Thay đổi cơ chế quản lý như thế nào để hạn chế tình trạng này, thưa ông?
Cơ chế quản lý đã có rồi nhưng chưa có quy trình cụ thể và thái độ xử lý cương quyết. Luật quy định DN nào không có khả năng sử dụng đất, sử dụng đất không có hiệu quả thì sẽ bị thu hồi giao cho đơn vị sử dụng đất tốt hơn. Nếu cần thiết, lãnh đạo TP phải có chủ trương cấm tác động ngang dọc đến những quan hệ quản lý đất đai.
Có ý kiến đề xuất thu hồi hết đất công do các DN đang nắm giữ để đấu giá công khai nhằm tạo cơ hội công bằng cho tất cả các DN?
Quá trình cổ phần hóa có rà soát hiệu quả sử dụng đất đai và quyết định giao cho DN phần nào, Nhà nước thu hồi phần nào. Thực tế, việc chứng minh đất nào sử dụng hiệu quả, đất nào sử dụng không hiệu quả là câu chuyện khó đối với ban thực hiện cổ phần hóa các DN và các cơ quan quản lý quá trình cổ phần hóa DN.
Tất nhiên, DN nào cũng muốn giữ lại đất công, còn việc quản lý làm sao để đất công “đẻ ra vàng” là chuyện của cơ quan nhà nước. Nhược điểm của quản lý là do chênh lệch chuyển quyền sử dụng đất lớn hơn nhiều so với đầu tư nên DN vẫn muốn “ôm” đất do được lợi rất nhiều mà không phải bỏ thêm vốn và chất xám để đầu tư.
Vì vậy, phải làm sao để sinh lợi chủ yếu từ đầu tư trên đất, hơn việc chuyển quyền thì mới chỉnh được luồng tư duy về giữ đất.
CafeF

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ABOUT

Nhà Ở (NhaO.Edu.Vn) là blog chia sẻ thông tin bất động sản: bất động sản khu đô thị, Quy hoạch, Tiêu điểm thị trường, Phân tích chuyên sâu thị trường khu vực phía tây Hà Nội: Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng,....dọc trục Tây Thăng Long, Quốc lộ 32, Vành đai 3.5, đại lộ Thăng Long (TP.Hà Nội)....

.
21 Lê Văn Lương- Nhân Chính- Thanh Xuân-Hà Nội
Hotline: 0909 61 3696
TẢI MẶT BẰNG - BẢNG GIÁ - CHÍNH SÁCH

Quý danh của Quý khách (*)

Địa chỉ Email (*)

Số điện thoại(*):

Loại quan tâm: