LTS: Tại hội thảo "Bất động sản Việt Nam - Cơ hội vươn ra thế giới" được tổ chức tại TP.HCM mới đây, bà Võ Thị Phương Mai, Giám đốc Phát triển Kinh doanh của Cushman & Wakefied Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn vẫn có sức hút với nhà đầu tư khu vực châu Á.
Xu hướng đầu tư vào thị trường BĐS tại châu Á thường được các nhà đầu tư (NĐT) chia theo hai nhóm: nhóm thị trường chính (core market) gồm Hong Kong, Nhật Bản, Singapore, Úc... (nhóm 1) và nhóm thị trường mới nổi (emerging market).
Nhóm thị trường chính thường dành cho những NĐT không thích mạo hiểm, những thị trường này đã phát triển ổn định, ít rủi ro nên tỷ suất lợi nhuận không cao.
Trong khi đó, nhóm thị trường mới nổi gồm Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Thái Lan... là lựa chọn của những NĐT mong muốn dòng vốn được lưu chuyển thật nhanh, tỷ suất lợi nhuận cao, song rủi ro thường cao hơn nhóm 1.
Ngoài hai nhóm trên còn có nhóm thứ ba là thị trường trong tương lai, chẳng hạn như trường hợp của Myanmar, do nền kinh tế, cơ sở hạ tầng đang trong giai đoạn phát triển nên để thu hồi vốn đầu tư và tối đa hóa lợi nhuận, NĐT cần nhiều thời gian.
Thông qua tiếp xúc với nhiều NĐT BĐS tại thị trường châu Á, chúng tôi nhận thấy họ có một số đặc điểm nổi bật. Theo đó, giá trị đầu tư của họ trong giai đoạn từ 2000 - 2005 chủ yếu tập trung ở các thị trường nhóm 1, trong khi từ 2005 đến nay, nhóm 2 tăng trưởng và có phần nhỉnh hơn nhóm 1.
Tính riêng quý I/2015, trong nhóm 5 nước ASEAN thuộc nhóm 2, Malaysia dẫn đầu về thu hút vốn vào thị trường BĐS với hơn 3,6 tỷ USD; thấp nhất là Indonesia với 163,1 triệu USD.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, nếu xét theo loại hình đầu tư thì 2% các NĐT BĐS nhắm đến thị trường nhà ở, 67% các NĐT nhắm đến phát triển các dự án lớn, 2% NĐT nhắm vào khách sạn, 17% các NĐT nhắm đến BĐS văn phòng, 3% NĐT nhắm đến khu công nghiệp và 9% NĐT đầu tư vào BĐS bán lẻ.
Với thị trường BĐS Việt Nam, các NĐT ngoại thường hỏi chúng tôi rằng: Ở Sài Gòn có BĐS nào đang hoạt động và dòng tiền tương đối ổn định?. Đây cũng là một trong những tiêu chí họ chọn để quyết định đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam.
NĐT ngoại thường chuộng các dự án tại khu vực trung tâm thuộc các thành phố lớn và đâu đó là các dự án nghỉ dưỡng ven biển (đối với các thành phố du lịch). Những dự án này chủ yếu thuộc phân khúc trung và cao cấp.
NĐT ngoại đánh giá cao thị trường Việt Nam vì GDP vẫn tiếp tục tăng trưởng, dân số trẻ, tầng lớp trung lưu tăng, gần đây lãi suất đã được điều chỉnh theo hướng, nhiều quy định với thị trường BĐS đã "cởi trói"...
Song, NĐT ngoại mong muốn các tiêu chí quy hoạch phải rõ ràng (trong khu vực có dự án, nội tại từng dự án) để họ có thể định ra bài toán kinh doanh hiệu quả cho dự án trong tương lai.
Hơn nữa, trong vấn đề xúc tiến đầu tư, họ ấn tượng với bên kêu gọi đầu tư có sự điều nghiên kỹ càng về thị trường và phát triển dòng sản phẩm bám sát nhu cầu thực của người mua.
“Khẩu vị” của nhà đầu tư ngoại trên thị trường BĐS
Theo VÕ THỊ PHƯƠNG MAI - Giám đốc Phát triển Kinh doanh Cushman & Wakefied Việt Nam (NGUYÊN BẢO lược ghi)
Báo Doanh nhân Sài Gòn
Nhập nội dung cần tìm
Hỗ trợ trực tuyến
Xem Nhiều
- HÀ NỘI: Những ai đang ở chung cư cần đọc tin này khẩn cấp
- Hà Nội sắp mở rộng quốc lộ 32 đoạn qua đô thị vệ tinh Sơn Tây lên 4 làn xe
- Nên hay ko mua chung cư Ecopark?
- Những nhà kiểu này rẻ mấy cũng không mua
- Đường Tây Thăng Long đoạn Văn Tiến Dũng tới Phạm Văn Đồng
- Giá vé vào khu sinh thái Đan Phượng The Phoenix Garden là bao nhiêu? Tiện ích bên trong ra sao?
- Đất Đồng Trúc "rớt giá" thê thảm, nhiều nhà đầu tư "đứng ngồi không yên"
- Mình cần bán căn hộ cao cấp như khách sạn 2 ngủ giá chỉ hơn 1 tỷ
- Vén bức màn bí mật dự án Chung cư 175 Nguyễn Thái Học Tiến Bộ Plaza
- Phóng sự Hà Nội tivi: Bất động sản dọc quốc lộ 32